top of page

500 Terry Francois Street,  SF, CA 94158 

Tel: 

Gai cột sống là gì? Triệu chứng và cách chữa

Gai cột sống là một trong những căn bệnh về xương khớp, cột sống gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Vậy gai cột sống là gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết cách điều trị bệnh hiệu quả.

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là hiện tượng các đốt sống dọc cơ thể xuất hiện những mấu xương có kích thước nhỏ chèn ép lên dây thần kinh cột sống. Lúc này người bệnh thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức khó chịu do bệnh gây ra.


Mức độ phát triển của gai xương sẽ tỉ lệ thuận với tình trạng đau đớn người bệnh phải đối mặt. Đến một thời điểm nào đó, người bệnh sẽ dần mất đi khả năng vận động và dẫn đến bại liệt.

Sự hình thành gai xương cột sống xảy ra do quá trình lắng đọng, tích tụ canxi ở các đốt sống trên cơ thể. Ngoài ra, các gai xương này cũng có thể xuất hiện sau khi bạn bị chấn thương, tai nạn hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm xương khớp mãn tính.

Thống kê cho thấy, có khoảng 2% dân số trong độ tuổi trưởng thành mắc phải bệnh gai xương cột sống. Tuy nhiên, gai cột sống rất ít khi được phát hiện ở giai đoạn đầu vì lúc này các triệu chứng bệnh chưa quá rõ rệt.

Chỉ đến khi gai xương chèn ép nghiêm trọng lên rễ thần kinh, gây tổn thương cho các mô mềm xung quanh. Người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội mới được phát hiện và điều trị.

Đặc trưng của bệnh gai cột sống là tổn thương không xuất hiện một hay một vài vị trí nhất định mà có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào trên cột sống. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là gai cột sống lưng và gai cột sống cổ.

Dấu hiệu triệu chứng gai cột sống

Gai cột sống thường gặp ở vị trí đốt sống cổ và đốt sống lưng. Ở mỗi vị trí sẽ có triệu chứng nhận biết khác nhau. Cụ thể:

Dấu hiệu nhận biết gai cột sống cổ

Gai cột sống cổ sẽ có những dấu hiệu nhận biết như:

  • Người bệnh thường xuyên gặp phải cơn đau nhức âm ỉ, kéo dài ở vùng cổ, vai gáy. Mức độ tổn thương càng nghiêm trọng, tình trạng đau nhức càng có xu hướng tăng nặng, cản trở trực tiếp đến các hoạt động thường ngày

  • Xuất hiện triệu chứng căng cứng cơ vùng cổ sau khi thức dậy, biểu hiện rõ rệt hơn khi quay đầu, xoay cổ,...

  • Cánh tay và các ngón tay bị tê cứng, mất cảm giác

  • Đỉnh đầu đau nhói, mệt mỏi, buồn nôn, bứt rứt khó chịu

Triệu chứng gai cột sống lưng

Giải phẫu sinh lý cơ thể người cho thấy, cột sống lưng có 5 đốt sống được ký hiệu lần lượt từ L1 đến L5. Trong đó, gai cột sống thường xuất hiện ở vị trí L4 và L5. Bởi đây là vùng cột sống thấp nhất, chịu trách nhiệm chính trong việc nâng đỡ phần thân trên cơ thể và thường xuyên phải cúi xuống, khom lưng,.. trong quá trình làm việc. Vì vậy, các đốt sống này dễ bị chấn thương và quá trình lão hóa cũng diễn ra sớm hơn.

Khi bị gai cột sống lưng, tầm vận động của người bệnh sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng đau nhức thường xuyên xảy ra, xuất hiện cả trong giấc ngủ khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, cơ thể suy nhược, mệt mỏi trông thấy rõ.


Nguyên nhân gai cột sống

Trong số rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng gai cột sống vấn đề tuổi tác, thói quen sinh hoạt và bệnh lý về cột sống là nguyên nhân điển hình nhất dẫn đến căn bệnh này. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân tuổi tác

Tuổi tác và sự lão hóa của cơ thể là quy luật sinh trưởng, phát triển bình thường của con người. Vì vậy, càng về già sức mạnh gân cốt, xương khớp càng giảm sút. Khi đó các cơ quan ngũ tạng của con người sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ như khi còn trẻ. Dần dần khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng sẽ kém hiệu quả dẫn đến quá trình hình thành các gai xương cột sống.

Dây chằng bị chùng giãn

Hệ quả của tình trạng dây chằng bị chùng giãn là khiến cho sự liên kết sụn khớp trở nên rời rạc. Lúc này cơ thể bắt buộc phải tự điều chỉnh lại sự cân bằng của đốt sống. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành nên các gai xương cột sống.

Sinh hoạt thiếu khoa học

Lao động, làm việc thiếu khoa học, thường xuyên mang vác đồ vật nặng, ngồi làm việc cong vẹo, nằm ngủ sai tư thế, lười vận động,... đều là những yếu tố tác động tiêu cực đến cột sống, đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ thể. Vì vậy, sinh hoạt thiếu khoa học cũng là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra bệnh gai cột sống.

Thoái hóa cột sống

Một trong những căn bệnh thường gặp nhất về xương khớp gây ra các mỏm gai xương sống chính là thoái hóa cột sống. Các tổ chức tế bào, mô mềm và vùng cơ xung quanh đĩa đệm bị chèn ép. Điều này sẽ cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất, ngăn cản quá trình tổng hợp canxi chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống.

Viêm khớp

Viêm khớp cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng gai cột sống. Bởi khi bị viêm khớp, cấu trúc sụn đã bị tổn thương, lớp sụn bao bọc đầu xương bị phá vỡ, vì vậy cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng việc hình thành gai xương dẫn đến gai cột sống

Chấn thương

Khi xương khớp bị chấn thương, tai nạn sẽ va chạm, cọ xát với các mô mềm của cơ thể. Khi đó, cột sống sẽ hình thành nên các gai xương bên ngoài để sửa chữa tổn thương này.

Gai cột sống có nguy hiểm không?

Thông thường, các gai xương cột sống sẽ mọc ở cạnh bên và mặt trước cột sống. Ít khi chúng mọc ở phía sau cột sống nên hiếm khi chèn ép lên dây thần kinh cột sống. Thế nhưng, nếu không được thăm khám, can thiệp kịp thời các gai xương sẽ tiếp tục phát triển, mọc dài hơn và gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe.

Trong số những biến chứng gai cột sống có thể gây ra, nguy hiểm nhất là:

Các gai xương cột sống mọc chìa ra ngoài sẽ làm rách bao xơ đĩa đệm. Khi đó, nhân nhầy trong bao xơ sẽ tràn ra ngoài mô mềm tạo nên những khối thoát vị chèn ép lên rễ dây thần kinh. Lúc này người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức rất khó chịu và làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

Đau thần kinh tọa

Bệnh càng tiến triển nghiêm trọng, các gai xương cột sống càng chèn ép mạnh lên rễ dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa vùng thắt lưng. Đau thần kinh tọa gây ra những cơn đau nhức, tê bì chân tay, tê liệt cơ, dần dần gây teo cơ và bại liệt chi dưới.

Đau thần kinh liên sườn

Khi bệnh gai cột sống không được can thiệp kịp thời, gai xương sẽ liên tục chèn lên hệ thống dây thần kinh liên sườn của cơ thể. Điều này khiến cho khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, năng suất lao động giảm sút đáng kể.

Bại liệt

Có thể nói rằng, bại liệt chính là biến chứng nặng nề nhất do gai cột sống gây ra. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, gai xương sẽ gây tổn thương tủy sống khiến bộ phận này mất đi khả năng truyền tín hiệu xuống chi dưới. Dần dần những cơ quan chịu sự chi phối của tủy sống khu vực này bị tê liệt, mất cảm giác chi, rối loạn vận động và bại liệt.

Tóm lại, biến chứng của bệnh gai cột sống là rất nhiều và hết sức khó lường. Bởi vậy, ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ các triệu chứng bất thường của bệnh, mọi người nên chủ động thăm khám sớm để giảm thiểu tối đa những biến chứng không mong muốn.

Gai cột sống có chữa khỏi được không?

Gai cột sống là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách và kiên trì thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Mặc dù vậy, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần thực hiện tốt những khuyến nghị dưới đây:

  • Thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị bệnh bác sĩ đưa ra

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng chất dinh dưỡng, tích cực bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể

  • Kiêng tuyệt đối chất kích thích, đồ uống có cồn, thực phẩm nhiều gia vị, thức ăn chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe

  • Tích cực rèn luyện thể lực, tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp, cột sống

  • Thăm khám sức khỏe định đúng lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả chữa bệnh và điều chỉnh phác đồ trị liệu nếu cần thiết

Cách chữa gai cột sống

Dựa vào mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của mỗi người, bệnh gai cột sống có thể được điều trị bằng một số biện pháp dưới đây:

Sử dụng thuốc Tây

Điều trị gai cột sống bằng thuốc Tây là phương pháp khá thông dụng hiện nay. Các loại thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm,... có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau nhức, tê bì do gai xương gây ra.

Tuy nhiên, những loại thuốc này thường tồn tại những tác dụng phụ không mong muốn như: Nhức đầu, buồn nôn, nóng rát thượng vị, ảnh hưởng đến chức gan, dạ dày,... Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như: Châm cứu, xoa bóp, quang trị liệu, bấm huyệt,...giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, hạn chế tình trạng co thắt cơ và tình trạng co cứng khớp. Bên cạnh đó, vật lý trị liệu còn giúp tăng sức bền cơ bắp, tăng cường sức mạnh cho xương khớp, mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu cho người bệnh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật mổ gai cột sống là phương pháp khắc phục tình trạng đau nhức do gai cột sống gây ra ở mức độ nặng. Tuy nhiên, trên thực tế, gai cột sống sẽ xuất hiện và phát triển theo sự lão hóa của tuổi tác nên phẫu thuật không phải là cách điều trị dứt điểm căn bệnh này mà nó chỉ mang lại tác dụng trong một thời gian nhất định.


>> Xem thêm:

 
 
 

Posts récents

Voir tout
Thuốc trị ho khan, ho có đờm lâu ngày

Mỗi khi thời tiết thay đổi sẽ khiến cho nhiều người gặp phải hiện tượng ho, nhất là người có sức đề kháng yếu. Ho gây ra ảnh hưởng cho...

 
 
 

Comments


ADDRESS

500 Terry Francois Street,

San Francisco, CA 94158 

Tel: 123-456-7890

OPENING HOURS

Monday - Saturday: 7:00am – 7:30pm    Sunday: 7:00am – 4:30pm

SUBSCRIBE TO JOIN OUR MAILING LIST

Thanks for submitting!

    © 2023 by Medical Clinic. Proudly created with Wix.com

    bottom of page