top of page

500 Terry Francois Street,  SF, CA 94158 

Tel: 

Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, phòng ngừa

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng. Người bệnh cần có các biện pháp khắc phục bệnh để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất trong nội dung sau!

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn được nhiều người biết đến là thoái hóa cột sống cổ. Đây là một thuật ngữ Y học chỉ tình trạng xương cột sống vùng cổ bị thoái hóa dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trên phương diện bệnh học, thoái hóa cột sống là một loại bệnh lý xương khớp với các triệu chứng nổi bật là sự hư hỏng của các đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm và bao hoạt dịch tại vị trí cột sống thoái hóa. Thoái hóa cột sống cổ gây ra các cơn đau nhức tại vị trí tổn thương và lan rộng ra khu vực xung quanh. Cường độ các cơn đau sẽ tăng lên nếu người bệnh thực hiện các cử động cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ là một loại bệnh lý xương khớp mãn tính. Bệnh thường tiến triển chậm và các tổn thương mà nó gây ra thường rất khó phục hồi. Các nghiên cứu và thực nghiệm đã chỉ ra rằng, ba đốt sống C5, C6 và C7 có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cao hơn các vị trí còn lại.

Thoái hóa đốt sống cổ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại do ảnh hưởng của sinh hoạt, công việc và vận động. Nếu như trước đây bệnh thường chỉ xảy ra nhiều do tác động lão hóa của tuổi tác thì số lượng người trẻ hiện nay mắc bệnh ngày càng lớn. Đa phần là do ít vận động hay duy trì mộ tư thế quá lâu. Ngoài ra, những người thường xuyên phải lao động nặng, thường xuyên phải sử dụng cổ - vai để khuân vác có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao hơn.

Xét trên yếu tố giới tính, tỷ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ ở nam giới và nữ giới ngang bằng nhau. Việc phát hiện và ngăn ngừa bệnh từ sớm ngăn chặn những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người mắc.

Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ

Theo khẳng định của các chuyên gia, thoái hóa đốt sống cổ là một dạng bệnh lý phát triển chậm. Do đó, ở các giai đoạn đầu, người bệnh thường không xuất hiện các triệu chứng nổi bật nào. Bắt đầu bước vào giai đoạn nặng, các thực thể cột sống đã bị tổn thương, người bệnh cũng sẽ gặp phải hàng loạt các triệu chứng khó chịu. Các dấu hiệu điển hình của thoái hóa đốt sống cổ là:

  • Khó khăn trong vận động: Các cử động xoay, gập, cúi liên quan đến khu vực cổ rất khó thực hiện. Người bệnh sẽ cảm thấy vướng víu, đau nhức khó chịu. Trong trường hợp này, nếu người bệnh cố gắng vận động có thể dẫn đến vẹo cổ, rất nguy hiểm.

  • Đau nhức: Đa số các tổn thương về xương khớp, cột sống đều xuất hiện đau nhức và thoái hóa đốt sống cổ cũng không ngoại lệ. Các ca bệnh ghi nhận đến thời điểm hiện tại gần như 100% gặp phải triệu chứng này. Đau nhức sẽ khởi phát từ vùng đốt sống bị tổn thương sau đó lan rộng xuống cổ - vai – gáy, cản trở hoạt động của người mắc. Một số trường hợp, cơn đau có thể lan rộng xuống vùng thùy chẩm, vùng trán và lan rộng xuống bả vai, cánh tay. Những ảnh hưởng diện rộng như vậy khiến người bệnh rất khó chịu. Cường độ các cơn đau phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.

  • Chi trên mất cảm giác: Thoái hóa đốt sống cổ gây ra hiện tượng chèn ép lên các dây thần kinh vận động ở tay. Việc chèn ép làm tay người bệnh mất cảm giác, không thể cảm nhận được nhiệt độ cũng như khó khăn trong vận động. Nếu không ngăn chặn, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng yếu, liệt cơ.

  • Cứng cổ: Biểu hiện này thường xảy ra vào buổi sáng hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột. Nếu đêm hôm trước người bệnh có tư thế ngủ xấu thì sáng hôm sau có thể bị đau nhức ê ẩm toàn bộ vùng sau gáy, sau đầu. Các cử động quay đầu khó thực hiện. Lúc này, người bệnh muốn xoay đầu phải xoay cả thân người.

  • Dấu hiệu Lhermitte: Dấu hiệu này xảy ra ở giai đoạn nặng của thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh sẽ phải đối với với chứng đa xơ cứng nguy hiểm. Dấu hiệu được mô tả trong Y học như sau: Người bệnh sẽ cảm nhận như một luồng điện chạy dọc theo cột sống lan sang các chi tay, chi chân, xuống các ngón tay – chân. Khi cúi về phía trước, dấu hiệu này đặc biệt rõ ràng.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ rất đa dạng, xuất phát từ cả nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh. Tổng hợp từ các ca mắc, bác sĩ đưa ra các nguyên nhân chính như sau:

Tuổi tác: Bước qua tuổi 40, quá trình lão hóa xương khớp bắt đầu được đẩy nhanh hơn. Đó là lý do tỷ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ ở người 40 và 50 tuổi cao hơn những đối tượng khác. Đặc biệt, nếu quá trình ăn uống và sinh hoạt không khoa học thì tình trạng lão hóa sẽ được đẩy nhanh hơn nữa.

Tư thế vận động, sinh hoạt sai: Nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ ở người bệnh là do ảnh hưởng của tư thế. Một số tư thế sinh hoạt, vận động sai thường được liệt kê là: duy trì tư thế làm việc trong khoảng thời gian quá dài, ít vận động,… Nếu người bệnh thường xuyên phải sử dụng vùng cổ - lưng hoặc hay ngủ gục trên bàn,ngồi vặn vẹo,… thì tỷ lệ mắc thoái hóa cột sống cũng rất cao.

Dinh dưỡng không đảm bảo: Việc ăn uống thiếu các chất, đặc biệt là các chất tốt cho quá trình vận động và phát triển của xương như Canxi, magie, sắt,… là nguyên nhân khiến cột sống người bệnh bị thoái hóa. Đặc biệt, nếu bạn thường dùng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích hoặc uống đồ ngọt, đồ gas nhiều thì tốc độ thoái hóa sẽ nhanh hơn nhiều lần.

Vùng cổ chấn thương: Các chấn thương vùng cổ do tai nạn lao động, sinh hoạt hoặc khi vận động thể thao làm nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cổ của người bệnh gia tăng.

Di truyền: Trong gia đình có thành viên mắc các bệnh lý về cột sống thì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống của các thành viên còn lại cao hơn.

Thay đổi cấu trúc cột sống: Việc thay đổi cấu trúc cột sống như mất nước đĩa đệm từ tuổi 40, thoát vị đĩa đệm, xơ hóa dây chằng,… khiến người bệnh dễ mắc thoái hóa cột sống hơn.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ là cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân, xác định rõ tình trạng tổn thương cột sống. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ được ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Trước khi thực hiện các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa trên miêu tả về tình trạng của người bệnh để đưa ra các nhận định ban đầu. Một số xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng được thực hiện sau bước này là:

  • Chụp X-quang: Các bất thường ở vùng cột sống cổ được hiển thị rõ ràng trên phim chụp. Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người bệnh có mọc gai xương hay xuất hiện cầu xương hay không.

  • Chụp CT cắt lớp: Hình ảnh CT sẽ cung cấp cụ thể, chi tiết nhất về tổn thương cột sống và đĩa đệm mà người bệnh đang gặp phải.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Dây thần kinh nào bị chèn ép do thoái hóa cột sống sẽ được phát hiện qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI.

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Để tránh những ảnh hưởng không cần thiết đến sức khỏe, bảo vệ hệ cơ xương khớp khỏe mạnh, người bệnh nên cân nhắc thực hiện các biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ từ sớm. Một số biện pháp phòng ngừa thường được sử dụng là:

  • Tăng cường tập luyện: Với người có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ thì việc tập luyện cần được diễn ra từ sớm. Các bài tập Yoga thể dục thể thao chuyên biệt hỗ trợ cải thiện và tăng cường sự dẻo dai của cột sống cổ cần được ưu tiên thực hiện. Phụ thuộc và sức khỏe, bạn nên có chế độ luyện tập phù hợp nhất, tuyệt đối không luyện tập gắng sức để tránh các tổn thương lên cột sống.

  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt, trong chế độ dinh dưỡng không thể thiếu các thực phẩm có nguồn gốc thực vật bổ sung khoáng chất, vitamin, canxi giúp xương chắc khỏe hơn. Cùng với đó, bạn nên hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích để tránh dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực xương khớp.

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Không thức quá muộn và làm việc trong thời gian dài giúp bạn làm chậm lại quá trình thoái hóa xương khớp.

Xem thêm:

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam và đông y tại nhà

Top thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả nhất hiện nay

Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

 
 
 

Posts récents

Voir tout
Thuốc trị ho khan, ho có đờm lâu ngày

Mỗi khi thời tiết thay đổi sẽ khiến cho nhiều người gặp phải hiện tượng ho, nhất là người có sức đề kháng yếu. Ho gây ra ảnh hưởng cho...

 
 
 

Comments


ADDRESS

500 Terry Francois Street,

San Francisco, CA 94158 

Tel: 123-456-7890

OPENING HOURS

Monday - Saturday: 7:00am – 7:30pm    Sunday: 7:00am – 4:30pm

SUBSCRIBE TO JOIN OUR MAILING LIST

Thanks for submitting!

    © 2023 by Medical Clinic. Proudly created with Wix.com

    bottom of page