Viêm họng uống thuốc gì? Các loại thuốc đặc trị
- viemphequantmd
- 27 janv. 2021
- 5 min de lecture
Viêm họng là một trong những dạng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp rất phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột như nước ta. Bệnh có xu hướng bùng phát mạnh mẽ trong những ngày “trái gió trở trời” hoặc khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị phá vỡ. Vậy, viêm họng uống thuốc gì để đạt được hiệu quả tốt nhất?
Viêm họng uống thuốc gì?
Viêm họng là một trong những bệnh lý về đường hô hấp có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh có các triệu chứng điển hình như: Ho khan, khàn giọng, đau rát cổ họng, có cảm giác vướng víu cổ họng khi nhai nuốt thức ăn, nghẹt mũi, sưng amidan,... Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và ăn uống không ngon miệng.
Tác nhân chính gây ra căn bệnh này là vi khuẩn và virus. Ở mỗi nguyên nhân gây bệnh, việc chữa trị cần có những phác đồ khác nhau.
Về lý thuyết, viêm họng ít có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp y tế kịp thời nó sẽ gây ra khá nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Khi đó chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị giảm sút nghiêm trọng.
Nếu viêm họng phát triển trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm họng mãn tính và có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Hậu quả nặng nề nhất có thể gây ra là tử vong. Vậy, viêm họng uống thuốc gì để có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu của bệnh?
Hiện nay, việc điều trị viêm họng được sử dụng đồng thời các nhóm thuốc sau:
Nhóm thuốc kháng sinh: Đây là một loại thuốc không thể thiếu trong các đơn thuốc dành cho người bị viêm họng do vi khuẩn. Kháng sinh có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng tấy, phù nề niêm mạc cổ họng do các phản ứng ho gây ra. Từ đó giúp người bệnh ăn uống ngon miệng và có cảm giác dễ chịu hơn. Nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng là: Amoxicillin, Aminosid, Chloramphenicol,...
Nhóm thuốc chống viêm: Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm đau, ức chế và kiểm soát tốt tình trạng viêm, phù nề ở vòm họng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc như: Aspirin, Ibuprofen, Betamethason, Alphachymotrypsin, Prednisolon,…
Nhóm thuốc hạ sốt, cải thiện tình trạng ho: Một số loại thuốc có tác dụng đặc trị là: Dextromethorphan, Paracetamol, Codein,...
Tuy nhiên, người bệnh cần biết rằng, tất cả các loại thuốc Tây y đều tồn tại những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy trong mọi trường hợp bạn đều không được tự ý sử dụng thuốc. Càng không được tự ý thay đổi liều dùng và liệu trình điều trị để tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc.
Ngoài ra, nếu sau 1 -2 liệu trình điều trị mà các triệu chứng của bệnh không được kiểm soát hoặc bệnh có diễn biến phức tạp hơn có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Lúc này việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn, phức tạp và tốn kém tiền bạc hơn rất nhiều. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ bệnh viêm họng, mọi người nên có kế hoạch thăm khám và can thiệp sớm để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Đơn thuốc kháng sinh chữa viêm họng cần hạn chế
Thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc không thể bỏ qua trong việc điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Với bệnh viêm họng cũng vậy, việc sử dụng kháng sinh là khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trước khi sử dụng kháng sinh, cần phải có sự cân nhắc, xem xét cẩn thận.
Nếu viêm họng do virus thì việc sử dụng kháng sinh gần như không có hiệu quả. Người bệnh cần được điều trị bằng các phương pháp khác như: Nghỉ ngơi hợp lý, tích cực bổ sung dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C,... Nhằm tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch để đẩy lùi sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
Trong một số trường hợp cụ thể, người bệnh không nên sử dụng thuốc kháng sinh để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là đơn thuốc chữa viêm họng cần hạn chế:
Hạn chế sử dụng nhóm thuốc aspirin với người bệnh là trẻ em. Bởi loại thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye. Đây là một dạng bệnh lý về não và gan rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng nhóm thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid cho người bệnh có tiền sử bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh nhóm macrolid, beta-lactam với những trường hợp mất cân bằng điện giải, dị ứng với các thành phần của thuốc, những người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp,...
Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh: Penicillin, Cephalosporin, aminoglycosid,... khi có chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vì đây là các loại kháng sinh có dược tính mạnh. Nếu sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận, gan và những tác dụng phụ nguy hiểm khác.
Bên cạnh đó, với các trường hợp viêm họng cấp tính cũng không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Thông thường, người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau và các loại siro ho, siro bổ phế thì bệnh sẽ dần được khắc phục.
Ngoài ra, khi sử dụng kháng sinh chữa viêm họng, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Không sử dụng chun đơn thuốc chữa viêm họng với người khác
Không uống thuốc bằng chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc nước ngọt. Không sử dụng chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh
Tích cực bổ sung vitamin, khoáng chất và nước lọc cho cơ thể để nâng cao hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình đào thải vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể, giúp việc chữa trị sớm đạt hiệu quả.
Khi gặp phải những phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc như: Buồn nôn, ói mửa, choáng váng, đau nhức đầu,... cần dừng ngay liệu trình và thăm khám y tế để được can thiệp kịp thời.
Comments